Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
0

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Đăng lúc: 00:00:00 07/07/2023 (GMT+7)

Trường THPT Hậu Lộc I được thành lập ngày 18/81964 theo quyết định số 2047/QĐVX của Uỷ ban Hành chính tỉnh Thanh Hoá. Trường được thành lập tại xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Điện thoại: 0373.745.103. Hiệu trưởng hiện nay là ông Phạm Hùng Bích

 

 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

               Trường THPT Hậu Lộc I được thành lập ngày 18/81964 theo quyết định số 2047/QĐVX của Uỷ ban Hành chính tỉnh Thanh Hoá. Trường được thành lập tại xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Điện thoại: 0373.745.103.

Hiệu trưởng hiện nay là ông Phạm Hùng Bích

II. MỘT SỐ THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA NHÀ TRƯỜNG

Mùa thu năm 1964 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt nhất, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh leo thang ra miền Bắc, quê hương Hậu Lộc đã phải chịu những trận bom đạn của giặc Mỹ trút xuống của sông Lạch Trường ngày 05/8/1964. Giữa lúc đó Uỷ ban hành chính Thanh Hoá đã ký quyết định số 2047/QĐVX ngày 18/8/2964 cho thành lập trường cấp III Hậu Lộc, nay là trường THPT Hậu Lộc I. Sau 43 năm thành lập, trường THPT Hậu Lộc I đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: - Giai đoạn 11 năm chiến tranh (1964-1975) nhà trường đã phải thay đổi địa điểm đến 7 lần, chuyển cơ sở về nhiều xã. Thầy trò và nhân dân Hậu Lộc đã đóng góp rất nhiều công sức và tiền của để xây dựng lán lớp, đào đắp hàng ngàn mét khối đất, xây hầm, đắp luỹ, đảm bảo an toàn cho thầy trò dạy và học dưới làn mưa bom bão đạn của gặc Mỹ. Từ chỗ có 2 lớp 8 (lớp 10 ngày nay) với 80 học sinh nhưng dến năm học 1974-1975 so với ngày mới thành lập số lớp học tăng 12 lần, số học sinh tăng 14 lần. Trong giai đoạn này nhà trường đã đóng góp cho tiền tuyến mấy trăm cán bộ, giáo viên và học sinh. Học sinh Trần Văn Sơn là con liệt sỹ vẫn viết đơn bằng máu xin được ra trận. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ có 132 anh chị em là liệt sỹ, hàng trăm anh chị em khác đã để lại một phần cơ thể ở lại chiến trường. Bênh cạnh đó, một số học sinh giỏi như Lưu Ngọc Trình, Hoàng Trung Du, Mai Minh Đệ, Hoàng Kim Quế, Vũ Xuân theo... được nhà nước gửi đi đào tạo ở nước ngoài, gọi vào các trường đại hcọ trong nước. Ngày nay nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo, những nhà khoa học có nhiều đóng góp cho đất nước. Giai đoạn thứ 2 (1975-1990) được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền ờ tỉnh, huyện và các xã, 20 phòng học trường xây mái ngói thay cho các lán tranh tre nứa lá. Thời gian 15 năm ấy, trong hoàn cảnh ở một huyện kinh tế còn nghèo, ý thức lập nghiệp bằng con đường học chưa cao. Tuy vậy dù trong hoàn cảnh nào các thế hệ thầy trò vẫn bám trường bám lớp, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ: vừa giảng dạy, vừa học tập, vừa tham gia lao động trồng lúa, chăn nuôi..... gây quỹ để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và ổn định đời sống. Khoá học sinh sau chiến tranh có nhiều học sinh giỏi thi đỗ vào các trường đại học và đến nay nhiều anh chị em đã thành đạt tiến sỹ, kiến trúc sư: Nguyễn Xuân Hình, Vụ trưởng Nguyễn Xuân thuỷ, Giám đốc Nguyễn Văn Sửu.. và nhiều anh chị em là sỹ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang và công an nhân dân. 

Năm 1984 do nhu cầu phát triển, UBND tỉnh Thanh Hoá quyết định tách trường THPT Hậu Lộc I thành hai trường: Trường THPT Hậu Lộc I ở tại xã  Phú Lộc với 27 lớp, 1.272 học sinh do thầy Mai Văn Lợi làm Hiệu trưởng, trường THPT Hậu Lộc II đóng tại xã Văn Lộc, trường có 23 lớp, 1.001 học sinh do thầy Hoàng Văn Hoãn làm Hiệu trưởng. Bước sang thời kỳ đổi mới, nhất là từ năm 1996 – 2007 khi đời sống nhân dân khá lên, nền giáo dục cũng có nhiều đổi mới, dần dần dược xã hội hoá, đã có những Nghị quyết chuyên đề của Đảng về giáo dục đào tạo. Hoà trong trào lưu chung đó trường THPT Hậu Lộc I cũng thực sự chuyển mình, tiến bộ nhanh chóng số lượng so với thập kỷ 90, số học sinh tăng lên gấp 4 lần, số cán bộ giáo viên tăng 3 lần, năm học 2005-2006 có 62 lớp với 3.002 học sinh, 113 cán bộ, giáo viên nên chia thành 2 khu. Phong trào thi đua hai tốt diễn ra sôi nổi là động lực nâng cao chất lượng toàn diện. Tỷ lệ học sinh có phẩm chất đạo đức khá, tốt hàng năm trên 95%, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 99%, trên 40% học sinh xếp loại văn hoá khá, giỏi. Thi học sinh giỏi tỉnh hàng năm đều xế thứ 7/10 bảng A, có 01 học sinh giải nhì và 02 giải ba Quốc gia, số học sinh đỗ vào các trường  Đại học và cao đẳng từ 25-30%. Những học sinh tiêu biểu thời kỳ này là Cao Anh Đương - Tiến sỹ - Phó Viện trưởng viện mía đường 2; Nguyễn Việt Hùng giải nhì Quốc gia, hiện nay là Tiến sỹ; Nguyễn Văn Thi thạc sỹ kinh tế - Phó Giám đốc Sở Vật tư Ytế Thanh Hoá. 

Đội ngũ giáo viên đạt 100%, trên chuẩn đạt 19/78 GV, giáo viên giỏi cấp tỉnh đạt 25 GV. Nhà trường được công nhận là trường tiên tiến cấp tỉnh, 2 lần được UBND tỉnh tặng bằng khen, 2 lần được Thủ tướng CP tặng bằng khen, được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng III năm 2004, Huân chương Lao động hạng II năm 2014, Huân chương Lao động hạng I năm 2018. Chi bộ Đảng liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, được Tỉnh uỷ Thanh Hoá tặng bằng khen. Công đoàn được Tổng Liên đoàn tặng bằng khen. Đoàn trường được TW Đoàn tặng cờ dẫn đầu khối THPT. Hội chữ thập đỏ được UBND tỉnh tặng bằng khen, TW Hội Chữ thập đỏ tặng Huy chương vì sự nghiệp chữ thập đỏ. Hội Khuyến học được Tỉnh hội tặng giấy khen. 

Các năm gần đây nhà trường liên tục nằm trong top 3 về thành tích thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 có 08 học sinh đạt 27,0 điểm.

III. QUY MÔ

1. Số cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường: 86, trong đó 03 CB quản lý, 76 giáo viên, 07 cán bộ nhân viên.

2. Số lớp: 34 với gần 1500 học sinh

3. Số phòng học:

            Nhà trường hiện có 1 khu hiệu bộ 3 tầng, 1 dãy 3 tầng có 24 phòng học, 1 dãy 2 tầng 12 phòng học, 1 khu phòng học thực hành 3 tầng và 1 nhà đa năng.